Chì là một kim loại nặng có màu xám xanh, được sử dụng trong rất nhiều hoạt động sản xuất của con người như chế tạo xe hơi, đạn dược, thuốc nhuộm… Chì rất dễ tích tụ vào nước và đất, gây ảnh hưởng đến con người và sinh vật trong khu vực.
Lấy chì từ ắc quy tại làng Đông Mai (xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, Hưng Yên)
Những con đường nhiễm độc chì
Bạn cũng có thể nhiễm chì qua mỹ phẩm. (Ảnh minh họa)
Khi sinh sống ở những khu vực ô nhiễm chì, bạn có thể tích tụ lượng chì lớn trong cơ thể bằng nhiều con đường khác nhau. Trước hết là qua đường hô hấp, việc hít thở nguồn không khí nhiễm chì sẽ đưa kim loại này vào cơ thể, chủ yếu ở phổi và máu.
Rau muống trồng tại ruộng có nguy cơ nhiễm độc chì.
Việc ăn các thực phẩm nhiễm chì hoặc mút chì dính trên tay sẽ khiến cơ thể tích tụ độc tố. Một số thuốc không rõ nguồn gốc có chứa chì như thuốc cam, người dùng trực tiếp đưa chất độc vào trong. Khi đói, lượng chì chuyển vào máu đến 60%, với người no thì chỉ 6%.
Sự độc hại của chì đối với sức khỏe
Chì có thể xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp và đường miệng. Chì và hơi chì làm cho mắt, cổ họng và mũi đau rát khi tiếp xúc. Chì cũng gây ra các triệu chứng như nhức đầu, cáu kỉnh, giảm trí nhớ, mất ngủ… Tiếp xúc với chì thường xuyên sẽ dẫn đến nhiễm độc chì. Các triệu chứng của nhiễm độc chì là ăn không ngon, sụt cân, buồn nôn, đau bụng, vận động khó khăn, bị “chuột rút”, tăng nguy cơ cao huyết áp, về lâu về dài sẽ gây ra các bệnh về thận, tổn hại cho não và gây ra bệnh thiếu máu.
Chì có ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản ở cả phụ nữ và nam giới, chúng còn có tác hại đối với thai nhi.
Theo WHO, nhiễm độc chì gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng về sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ em. Thống kê của WHO cho thấy khoảng 600.000 các ca chậm phát triển hàng năm trong trẻ em do nhiễm độc chì. Điều đáng chú ý là có tới 99% trẻ em bị nhiễm chì đến từ các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Một số biện pháp bảo vệ bản thân và gia đình để giảm thiểu nguy cơ nhiễm độc chì và thủy ngân tại nhà:
– Chọn và dùng các loại sơn cho cả nội thất và ngoại thất không sử dụng chì và thủy ngân.
– Mua các vật dụng gia đình: đồ pha lê, đồ gốm hoặc đồ chơi cho trẻ em có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo không sử dụng chì và thủy ngân trong quá trình sản xuất.
– Có chế độ ăn thích hợp có nhiều chất sắt, calci, vitamin C để giúp cơ thể chống chì.
– Không cho trẻ gặm vành cửa sổ hoặc các vật dụng có sơn. – Thường xuyên rửa tay.
– Để nước trong vòi chảy độ 60 giây, trước khi hứng vô chai lọ. Khoảng một tháng một lần, tháo và chùi bộ phận lọc của vòi nước để loại bỏ chất cặn.
Hình ảnh một người bị nhiễm chì nặng.
Thủy ngân xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp và qua da. Thủy ngân sẽ gây nên cảm giác rát cho da và mắt khi tiếp xúc. Khi hít phải hơi thủy ngân sẽ khiến bị ho, đau tức ngực, có cảm giác đau rát ở phổi và gây khó thở. Tiếp xúc với thủy ngân thường xuyên sẽ bị nhiễm độc thủy ngân. Triệu chứng của nhiễm độc thủy ngân là tay chân bị run, giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung, mờ mắt và bị các chứng bệnh về thận.
Theo moitruong.com.vn