Mỡ chịu nhiệt là gi?
Mỡ chịu nhiệt hay còn gọi mỡ bôi trơn chịu nhiệt là sản phẩm của quá trình pha chế giữa dầu gốc cao cấp, chất làm đặc và hệ phụ gia với khả năng nổi bật là bôi trơn, chống ma sát, chống ăn mòn và các tĩnh năng trên không bị thay đổi khi mỡ làm việc ở nhiệt độ cao, mỡ bôi trơn có dạng bán rắn, là một loại vật liệu bôi trơn, thể đặc nhuyễn, nặng hơn dầu nhờn, nó có khả năng làm giảm hệ số ma sát xuống nhiều lần (nhưng so với dầu nhờn thì giảm hệ số ma sát này vẫn kém hơn). Các sản phẩm Mỡ chịu nhiệt có cấu trúc bền vững của loại mỡ này giúp cho chúng đặc biệt thích hợp cho các ổ bi các loại khớp xoay và lắc, các ổ đỡ chịu tải nặng, tốc độ chậm hoặc trung bình và đặc biệt hữu hiệu trong việc phòng tránh ổ đỡ bị hỏng do sự rung động quá mức hoặc tải va đập,vận hành ở tốc độ cao và nhiệt độ cao.
Tác dụng của mỡ chịu nhiệt:
Vòng bi, ổ đỡ, các khớp nói chung trong quá trình vận hành sẽ xảy ra ma sát giữa các bề mặt kim loại của các chi tiết hoặc phần tiếp giáp giữa các chi tiết máy. Ma sát làm máy nóng lên, làm cản trở chuyển động và gây ra mài mòn dẫn đến hư hỏng máy móc.
Bôi trơn là ngăn cách sự tiếp xúc trực tiếp giữa các bề mặt bằng một chất có tính trơn trượt gọi là chất bôi trơn. Các chất bôi trơn thông thường là dầu nhớt và mỡ. Làm nhờn và bôi trơn bề mặt ma sát, do đó làm giảm hệ số ma sát, hạn chế tốc độ mài mòn của các chi tiết máy. Bảo vệ và chống han gỉ cho các chi tiết, bộ phận máy, tách biệt bề mặt kim loại với môi trường.
Mỡ bôi trơn trong bánh răng trong chi tiết máy, mỡ bôi trơn cho vòng bi Góp phần làm kín khít một số bộ phận, chi tiết máy. Ưu điểm chính của việc dùng mỡ bôi trơn là đối với các bộ phận máy không thể dùng dầu nhờn để bôi trơn được thì người ta dùng mỡ bôi trơn để thay thế các nhiệm vụ của dầu nhờn
Thành phần mỡ chịu nhiệt:
Mỡ chịu nhiệt cũng giống như mỡ bôi trơn khác thành phần pha chế nên chúng gồm dầu gốc, chất phụ gia, chất làm đặc. Chúng ta cùng tìm hiểu ba thành phần này nhé:
1. Dầu gốc: Chất lỏng bôi trơn hay còn gọi là dầu gốc chiếm 60-95% thành phần chính của mỡ chịu nhiệt. Dầu gốc bao gồm:
– Dầu khoáng.
– Dầu tổng hợp.
– Dầu thực vật.
2. Chất làm đặc trong mỡ bôi trơn:
Trong mỡ chịu nhiệt chất làm đặc chiếm từ 5- 25 % thành phần mỡ bôi trơn. chất làm đặc trong mỡ chịu nhiệt có tác dụng định hình cấu trúc mỡ và chia mỡ làm hai loại:
Chất làm đặc gốc xà phòng:Người ta điều chế bằng cách cho các hidroxit kim loại như NaOH, Ca(OH)2, KOH, LiOH, Al(OH)3… tác dụng với các axit béo như axit steanic C17H35COOH tạo thành các xà phòng làm chất kết dính cho mỡ bôi trơn; ví dụ:
C17H35COOH + NaOH ↔ C17H35COOH + H2O
Nếu ta dùng hidroxit của kim loại nào thì ta có mỡ của kim loại đó. Những chất làm đặc này có yêu cầu nhất thiết là phải không bị chảy ở nhiệt độ cao và phải trải qua trạng thái dẻo trước khi sang trạng thái lỏng, nhỏ giọt
– Chất làm đặc gốc sáp: Các chất làm đặc gốc sáp là sản phẩm của hidrocacbon có phân tử lớn ở thể rắn; các loại chất làm đặc gốc sáp này cũng được chia thành hai loại:
– Các hợp chất paraphin: có nhiệt độ nóng chảy thấp
– Các hợp chất ozokerit : có nhiệt độ nóng chảy cao
Thông thường mỡ gốc sáp có tính ổn định tốt hơn mỡ gốc xà phòng, do đó người ta thường dùng nó làm mỡ bảo quản
3. Phụ gia trong mỡ chịu nhiệt:
Cũng như dầu công nghiệp với mỡ chịu nhiệt phụ gia đóng vai trò là linh hồn và là yếu tố then chốt quyết định đến tính chất của mỡ bôi trơn. Trong thành phần mỡ bôi trơn phụ gia chiếm 0,5%. Đây là yếu tố quan trong quyết định khả năng chịu nhiệt của mỡ bôi trơn, Các loại phụ gia phổ biến của mỡ bao gồm:
– Phụ gia chịu nhiệt
– Phụ gia chống oxi hóa
– Phụ gia chống gỉ
– Phụ gia thụ động hóa bề mặt.
– Phụ gia tăng cường bám dính.
– Phụ gia chịu cực áp EP
– Phụ gia màu sắc.
Thành phần của mỡ bôi trơn
Các loại mỡ chịu nhiệt thông dụng:
Các nhà sản xuất thường phân loại mỡ bằng độ lún kim NLGI (National Lubricating Grease Institute), theo tiêu chuẩn này mỡ có 9 loại: 000; 00; 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6. Trong đó, số ký hiệu càng lớn thì độ lún kim càng nhỏ. Loại 6 là mỡ rắn nhất với NLGI là 85-115 (gần như đất sét), loại 000 là loãng nhất (gần như dầu) với chỉ số lún kim lớn nhất 445-475.
Ký hiệu mỡ hoặc độ lún kim thường được ghi ngay trên bao gói, nhãn hàng hóa.
Ưu điểm của mỡ chịu nhiệt:
– Bảo vệ bòng bi và các vị trí bôi trơn khỏi bị mài mòn, ăn mòn, chống oxi hóa, chống gỉ, biến dạng.
– Khả năng làm kín cao.
– Ngăn chặn bụi bẩn xâm nhập vào bên trong cơ cấu bôi trơn
– Giảm được tiếng ồn khi máy móc hoạt động.
– Cơ cấu bôi trơn bằng mỡ thiết kế đơn giản gọn nhẹ hơn cơ cấu bôi trơn bằng dầu.
Sưu tầm