I – Hàng về:
1/ Tổ bán hàng hoặc người mua hàng xác định điểm trả hàng tại K1, K2, K3 hay nơi khác.
2/ Xác định các loại giấy tờ kèm theo hàng hóa, có thể phô tô 1 bản cho người trực tiếp nhận hàng so sánh.
3/ Chuẩn bị con người, phương tiện để nhận hàng an toàn, chính xác, nhanh chóng.
4/ Trong trường hợp cần thiết: huy động người, bố trí ngoài giờ và các yêu cầu khác.
II – Nhận hàng:
1/ Người nhận hàng xác định: tên hàng, số lượng hàng trên xe theo giấy tờ giao (hoặc chủ hàng) trước khi xuống hàng. Chuẩn bị dụng cụ, con người để kiểm đếm xác định, số lượng, chất lượng hàng bảo đảm.
2/ Nhận hàng dầu thải, dầu nhiên liệu (K2, K3):
a/ Bước 1: Xác định tổng số phuy
Hàng về xác định tổng số phuy trên xe rồi xuống hàng. Nếu không đo trên xe. Trường hợp hàng về vắng mặt thì hỏi lại cho khỏi lẫn.
b/ Bước 2: Kiểm tra bao bì và số lượng
Cho xuống hàng, kiểm tra bao bì bẹp méo, thủng, đập nắp rồi dựng lên. Dựng phuy mở nắp dùng thước xác định số lượng, ghi chép.
c/ Bước 3: Kiểm tra chất lượng
Phải có chuyên gia:
* Nhìn màu: nhìn trên mặt phuy, dùng ống, cốc xem màu dầu phân loại: A,B,C,D.
* Ngửi mùi: phân biệt theo các mùi đặc trưng và kiểm tra mùi khác lạ.
* Xem về độ nhớt trên tay để xác định tên dầu.
* Dùng giấy quỳ tím xác định pH khi có nghi vấngì không.
* Dùng nước xác định gốc dầu nhớt khi nghi vấn.
* Dùng lửa xác định gốc dầu mỏ khi nghi vấn.
* Dùng ống kiểm tra đáy: xem có nước, có cặn, có loại khác lẫn vào không. Nếu có dùng bơm hút, đo trừ hay trả lại.
d/ Bước 4: Đánh dấu tên dầu lên mặt phuy, số lượng và qui ước về chất lượng
* Số lượng: qui ước nếu ghi dùng hai số cuối (ví dụ: 215 lít thì ghi là 15; 115 lít thì ghi là 115) – phải lau mặt trước khi viết sơn.
*Dầu thải ô tô: ký hiệu là O
* Dầu thải xe máy: ký hiệu là X
* Dầu thải công nghiệp: ký hiệu là CN
* Dầu thải biến thê: ký hiệu là BT
* Dầu thải Tua-bin: ký hiệu là TB
* Dầu thải diesel: ký hiệu là DO
* Dầu thải truyền động, bánh răng: ký hiệu là BR
* Dầu thải của thợ xử lý: ký hiệu là XL
* Dầu DIO của nồi DC: ký hiệu là DC
* Dầu Nga hòa ghi là: NH – Dầu Nga khử ghi là NK
* Các loại không rõ thì áp dụng sau – qui ước sau.
e/ Bước 5: Về chất lượng
Sau dòng ghi tên dầu phân thành các loại ( không kể loại O và X )
* Loại A: chuyển cho K1, K3 ngay.
* Loại B: phải xử lý sơ bộ để lắng tách nước hay rút cặn.
* Loại C: phải xử lý qua xưởng K2.
* Loại D: rất xấu, xử lý tại K2.
f/ Lưu ý:
* Nên có thời gian để lắng rút cặn trước khi chuyển đi bộ phận khác.
* Nếu có hiện tượng pha trộn báo ngay cho các bộ phân mua hàng, tổ bán hàng.
* Loại xăng hoặc dung môi hoặc hóa chất lạ phải để riêng nơi an toàn và sớm có biện pháp xử lý. (Chuyên – Chính – Duẩn)
III – Kết thúc
1/ Với người giao hàng: thống nhất về số lượng, chất lượng, các vấn đề phải lưu ý.
2/ Với thủ kho: ghi chép ngay vào sổ, báo về tổ bán hàng với các lưu ý. Ký nhận giấy tờ các bên. (Y – Cúc)
3/ Với tổ sản xuất: sơ bộ có kế hoạch xử lý, sử dụng. (Chuyên – Trường – Duẩn)
4/ Kiểm tra lại các phuy có đủ số, đậy nắp, tràn, rỉ trước khi kết thúc.
(K1 – 01/5/2005)