Tài liệu chuyên môn, Tài liệu mỡ

TÌM HIỂU VỀ MỠ BÔI TRƠN

Mỡ bôi trơn là chất bôi trơn ở dạng bán rắn. Mỡ được ứng dụng để bôi trơn cho các cơ cấu không yêu cầu bôi trơn thường xuyên hoặc tại các vị trí hở yêu cầu sự thất thoát của chất bôi trơn thấp. Mỡ cũng có tác dụng bịt kín để tránh sự xâm nhập của nước và các vật liệu không nén được.

tim-hieu-ve-mo-boi-tron-vandao-group

Thành phần của mỡ bao bồm dầu gốc, chất làm đặc (giúp mỡ tồn tại ở thể bán rắn) và các phụ gia tạo nên các đặc tính của mỡ như khả năng chống mài mòn, khả năng kháng lại các tác động của các chất oxy hóa, môi trường… Tính chất của mỡ phụ thuộc chủ yếu vào các thành phần cấu thành nên mỡ bôi trơn.

Dầu gốc:

Tùy thuộc vào loại dầu gốc sử dụng để sản xuất mỡ ta sẽ có sản phẩm tương ứng là mỡ gốc dầu mỏ và mỡ tổng hợp, do đó các tính chất của mỡ đạt được từ các thành phần dầu gốc này cũng có các đặc tính tương ứng từ thành phần dầu gốc như là tuổi thọ, khả năng kháng các tác nhân oxy hóa, độ bám dính…

Chất làm đặc:

Xà phòng nhũ hóa là tác nhân phổ biến nhất được sử dụng làm chất làm đặc cho mỡ. Xà phòng bao gồm Stearat Canxi, Stearat Natri, Stearat Lithium và hỗn hợp của các thành phần này. Các dẫn xuất của axit béo cũng được sử dụng làm chất làm đặc, đặc biệt là Lithium 12-hydroxystearate. Khả năng chịu nhiệt , khả năng chịu nước và sự ổn định hóa học của mỡ bôi trơn phụ thuộc phần lớn và đặc tính tự nhiên của chất làm đặc và thành phần dầu gốc.

Mỡ bôi trơn chất làm đặc Lithium được sử dụng phổ biến nhất, Mỡ bôi trơn natri và lithium có điểm nóng chảy cao hơn so với mỡ Canxi những khả năng kháng nước lại kém hơn. Mỡ lithium có nhiệt độ chảy giọt tại 190-2200C. Tuy nhiên, nhiệt sử dụng tối đa cho mỡ gốc Lithium là 1200C.

Phụ gia:

Phụ gia là các chất được thêm vào để cải tiến các đặc tính của dầu mỡ bôi trơn nhằm đạt hiệu quả hoạt động như ý muốn. Ví dụ như mỡ bôi trơn chuyên dùng có chứa glycerol và este sorbitan có thể sử dụng bôi trơn trong điều kiện nhiệt độ thấp. Mỡ bôi trơn có chứa các chất bôi trơn rắn như than chì hoặc Disulfide molypden được ứng dụng để bôi trơn cho các cơ cấu truyền động chịu tải trọng nặng. Dưới điều kiện chịu tải trọng nặng, chất bôi trơn chịu nén ép khiến cho màng chất bôi trơn quá mỏng, lúc đó các chất rắn bôi trơn sẽ liên kết với bề mặt kim loại của cơ cấu ngăn ngừa việc tiếp xúc trực tiếp kim loại – kim loại và làm giảm ma sát.

Đồng được thêm vào mỡ bôi trơn sử dụng cho các ứng dụng chịu áp suất cao, hoặc tại các vị trí ăn mòn cao có khả năng cản trở việc tháp lắp các cơ cấu trong quá trình bảo trì, bảo dưỡng.

Một số phụ gia thông dụng:

  • Phụ gia ức chế sự oxy hóa
  • Phụ gia chịu cực áp
  • Phụ gia chống ăn mòn
  • Phụ gia chống mài mòn

Một số đặc tính cơ bản của mỡ bôi trơn:

– Độ cứng: Độ cứng được định nghĩa là mức độ mà một chất liệu nhựa chống lại sự biến dạng dưới tác động của lực. Đối với mỡ bôi trơn, độ cứng là một đại lượng đặc trưng cho khả năng chảy và lưu thông của mỡ. Độ cứng được đo theo tiêu chuẩn ASTM D 217, Độ xuyên kim của mỡ và thường được qui chuẩn theo cấp NLGI

Cấp NLGI (National Lubricants and Greases Institute – Viện dầu mỡ bôi trơn quốc gia) phân biệt độ cứng của mỡ. Bảng dưới đây chỉ ra sự liên quan giữa độ cứng và độ xuyên kim tương ứng:

Cấp NLGI

Độ xuyên kim theo DIN-ISO 2137 (mmx0.1)

Cấp NLGI

Độ xuyên kim theo DIN-ISO 2137 (mmx0.1)

0000

490/520

2

265/295

000

445/475

3

220/250

00

400/430

4

175/205

0

355/385

5

130/160

1

310/340

6

85/115

– Nhiệt độ chảy giọt: Nhiệt độ chảy giọt là nhiệt độ cao nhất mà tại đó mỡ bôi trơn bắt đầu có sự chuyển hóa từ dạng bán rắn sang dạng lỏng. Nhiệt độ chảy giọt là một đại lượng đặc trưng cho sự ổn định nhiệt của mỡ. Tuy nhiên đây không phải là một đại lượng dùng để xác định nhiệt độ làm việc giới hạn trên của mỡ, nhiệt độ mà tại đó xảy ra sự suy giảm hoặc phá hủy các chất phụ gia, chất làm đặc, sự tách dầu… của mỡ.

 

Sưu tầm